Loạn Thị Bẩm Sinh Có Chữa Được Không?

Chia sẻ

Loạn thị bẩm sinh có chữa được không là một thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh hiện nay vì là tình trạng trẻ em mắc chứng bệnh này ngày càng tăng. Nó làm ảnh hưởng đến khả năng thị lực của trẻ khá nặng nề nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Đồng thời, loạn thị cũng có liên quan đến các tật khác của mắt như cận hoặc viễn thị. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời cho vấn đề này!

Bệnh loạn thị và nguyên nhân dẫn đến loạn thị bẩm sinh

Tình trạng loạn thị có nghĩa là những điểm ảnh không thể tập trung hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Từ đó gây khó khăn cho bộ phận tiếp nhận hình ảnh của não trong việc xử lý thông tin từ hệ thần kinh thị giác (từ võng mạc). Vậy nên những trẻ bị loạn thị thường nhìn thấy mọi vật xung quanh chúng nhòe mờ. Đồng thời, chúng sẽ có cảm giác mỏi mắt, đau đầu, hoa mắt nếu học tập hoặc sử dụng các thiết bị điện tử liên tục.

Những trẻ loạn thị thường nhìn thấy mọi vật xung quanh chúng bị nhòe mờ
Những trẻ loạn thị thường nhìn thấy mọi vật xung quanh chúng bị nhòe mờ

Nguyên nhân của chứng loạn thị bẩm sinh là vì tình trạng tổn thương bẩm sinh từ cấu trúc và hình dạng của nhãn cầu khi nhãn cầu không có độ cong bình thường (hoặc độ cong không đồng đều). Bên cạnh đó, nếu trẻ bị chấn thương mắt hoặc mắt các bệnh về mắt bẩm sinh thì cũng có thể mắc chứng loạn thị này.

Cách chẩn đoán loạn thị bẩm sinh

Để biết được trẻ có bị mắc chứng loạn thị hay không thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các trung tâm chuyên khoa mắt để thăm khám nếu nhận thấy thị lực của trẻ bị sụt giảm kèm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt,… Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra để có thể xác định phương hướng điều trị phù hợp nhất.

 Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra để có thể xác định phương hướng điều trị phù hợp nhất
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra để có thể xác định phương hướng điều trị phù hợp nhất

Bài kiểm tra tật khúc xạ loạn thị ở trẻ sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1- Kiểm tra thị lực

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khả năng nhìn thấy của trẻ với các con chữ trong khoảng cách 6m. Nếu thị lực đạt 20/20 cho mục kiểm tra này thì tức là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 6m như mắt bình thường.

Bước 2- Đo khúc xạ

Bác sĩ sẽ sử dụng kính phoropter dùng để đeo trước mắt cho bé nhìn qua kính và trả lời với bác sĩ rằng mắt kính nào có thể giúp mắt nhìn rõ nhất. Đây là cách mà bác sĩ có thể xác định độ loạn của trẻ và đưa ra khuyến cáo nên sử dụng mắt kính thường hay kính áp tròng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra soi đáy mắt để đánh giá thị lực chính xác hơn.

Bước 3- Kiểm tra với máy Keratometry

Thiết bị này dùng để đo độ cong ở trung tâm giác mạc và xác định độ cong ở vị trí nào lớn nhất và vị trí nào nhỏ nhất. Kết quả kiểm tra có thể giúp bác sĩ nhận định được hình dạng giác mạc cũng như mức độ tập trung của tia sáng chứa điểm ảnh.

Bước 4- Kiểm tra hình dạng giác mạc

Bác sĩ sẽ dùng cách này để xác định rõ nhất hình dạng giác mạc của trẻ, từ đó cân nhắc phương án phẫu thuật nếu thực sự cần thiết (tình trạng mắt loạn thị hoặc đục thủy tinh thể). Tuy vậy, nếu trẻ nhỏ hơn 18 tuổi thì tạm thời chỉ nên dùng kính mắt trước và sắp xếp phẫu thuật ở thời điểm thích hợp vì can thiệp khi trẻ còn quá nhỏ có thể dẫn đến một số rủi ro. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dựa trên kết quả kiểm tra hình dạng giác mạc để chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc – một bệnh lý dễ gây loạn thị.

Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?

Trên thực tế, tình trạng mắc chứng loạn thị rất hay gặp ở trẻ em nên các bậc phụ huynh băn khoăn liệu rằng loạn thị bẩm sinh có chữa được không cũng là điều dễ hiểu.

Cách điều trị được coi là có hiệu quả và không cần can thiệp phẫu thuật là đeo kính hoặc kính áp tròng. Với những tình trạng loạn thị bẩm sinh thì việc đeo kính có thể cải thiện được tình trạng hình dạng nhãn cầu không đồng đều và giúp trẻ có thể nhìn các vật rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, những bài tập về mắt được bác sĩ hướng dẫn có khả năng giúp độ loạn không tăng, thậm chí ở những trường hợp loạn thị nhẹ thì bệnh nhân còn có thể giảm độ nếu dùng kính thường xuyên.

Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?

Về câu hỏi loạn thị bẩm sinh có chữa được không, các bác sĩ chuyên khoa trả lời là có thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, cần phải đợi trẻ đủ 18 tuổi và xác định tình trạng bệnh loạn thị bằng các kiểm tra đánh giá. Sau đó có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật để giúp trẻ khỏi loạn thị hẳn. Một số phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng cho bệnh nhân loạn thị là PRK, Lasek, Lasik,… Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên nhãn khoa thì các dạng phẫu thuật có tỷ lệ thành công rất cao, người bị loạn thị bẩm sinh hiếm khi bị tái loạn.

Ngoài ra, bệnh nhân loạn thị cũng có thể tìm hiểu thêm một số sản phẩm dược thảo có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh mà không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật. Chẳng hạn như Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic gồm Vision Factors và Eye Factors Formula được phân phối bởi PyLoRa là một trong những sản phẩm có khả năng cải thiện tình trạng loạn thị, tăng cường thị lực cho đôi mắt hiệu quả. Với thành phần nguyên liệu 100% chiết xuất từ thiên nhiên được nghiên cứu và bào chế tại Mỹ, bộ đôi sản phẩm này được công nhận là an toàn và phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.

Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic
Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic

Hy vọng phần giải đáp câu hỏi loạn thị bẩm sinh có chữa được không đã khiến mọi người hài lòng. Nếu cần thêm thông tin về Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909 748 517 để được tư vấn chi tiết.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa

Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 748 517

Email: info@PyLoRa.com

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Loạn Thị Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic Từ Mỹ

Nguồn: PyLoTic.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *