Sau cận thị thì hẳn loạn thị là một vấn đề ở mắt đang khá phổ biến hiện nay. Trên thực tế, tật mắt này mang tính di truyền nên bạn đừng ngạc nhiên khi một đứa trẻ mới sinh ra đã mắc chứng loạn thị. Một số lại có thể bắt nguồn từ việc mắt bị tổn thương do va chạm hoặc một bệnh lý nào khác trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này qua bài viết bên dưới của chúng tôi!
Loạn thị là bệnh gì?
Ánh sáng từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Từ đó, các tế bào thụ cảm sẽ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng này thành các tín hiệu thần kinh để não tiếp nhận qua hệ thần kinh thị giác. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận diện và xử lý thông tin dạng hình ảnh ở con người.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc chứng loạn thị, những chùm tia mang hình ảnh ấy lại không hội tụ tại cùng một điểm trên võng mạc như người bình thường mà lại hội tụ tại nhiều điểm. Cũng vì vậy, tín hiệu hình ảnh khi truyền đến não bị thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình tạo ra hình ảnh trong não bộ. Loạn thị có thể được chia thành các nhóm như: loạn thị đều và loạn thị không đều; loạn cận; loạn viễn; loạn hỗn hợp và mỗi dạng bệnh đều có vấn đề giác mạc khác nhau. Nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng đến độ cong giác mạc.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng loạn thị có thể kể đến như:
- Tiền sử những người trong gia đình mắc tật mắt này;
- Tiền sử phẫu thuật đục thủy tinh thể;
- Người có sẹo giác mạc;
- Người có tật cận – viễn;
- Người cao tuổi có các vấn đề liên quan đến rối loạn thị giác.
Một số nguyên nhân dẫn đến chứng loạn thị
Nguyên nhân chính gây ra tật mắt này được xác định là do hình dạng dị thường của giác mạc. Với những người bình thường, giác mạc của họ sẽ có dạng hình chỏm cầu và khá cong. Trong khi đó những người bị loạn thị lại biến dạng và không có độ cong ấy. Do đó, các chùm tia mang hình ảnh không thể hội tụ tại các điểm trên võng mạc. Điều này làm cho hình ảnh tạo ra không rõ ràng, mờ và nhòe đi khá nhiều.
Cũng có một số trường hợp mắc chứng loạn thị là do kết quả hậu phẫu mắt. Ngoài ra, vấn đề giác mạc không bình thường dẫn đến tật mắt loạn còn có thể đến từ thói quen sinh hoạt không tốt của bệnh nhân, chẳng hạn như đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, xem tivi hoặc các thiết bị điện tử liên tục,…
Các triệu chứng loạn thị thường gặp
- Triệu chứng được xem là phổ biến nhất chính là hình ảnh bệnh nhân nhìn thấy không rõ ràng, nhòe và mờ đi nhiều.
- Người bệnh có trạng thái mỏi mắt kéo dài, nhìn kém ở mọi khoảng cách;
- Khi nhìn hình ảnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác nó xuất hiện 2-3 bóng mờ hoặc vệt sáng kéo dài;
- Một số biểu hiện khác, ví dụ như chảy nước mắt sống, đau cổ, đau đầu,…
Nếu gặp các tình huống nêu trên, khả năng cao bạn đã bị loạn thị. Để có được kết quả chính xác nhất, bạn có thể đến các trung tâm nhãn khoa uy tín để đăng ký kiểm tra. Bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực, kiểm tra khúc xạ, đánh giá độ cong giác mạc, kiểm tra khả năng tập trung ánh sáng,… và đưa ra kết quả chính xác nhất cho bạn.
Tật loạn thị có chữa được không?
Trên thực tế, đây là dạng tật mắt thường gặp và bệnh nhân có thể được can thiệp các thủ thuật chuyên môn để cải thiện tình trạng này, hạn chế những tác động không tốt đến đời sống. Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị là cân chỉnh lại độ cong của giác mạc để các chùm tia chứa hình ảnh có thể hội tụ lại một điểm như người bình thường.
Hiện nay có các cách điều trị phổ biến như đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật bằng tia Laser hoặc dao vi phẫu để điều chỉnh độ cong giác mạc (do tình trạng loạn quá nặng, đeo kính thuốc không thể khắc phục được). Trong đó phương pháp Lasik được nhiều người lựa chọn hiện nay để can thiệp điều trị loạn thị.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng này, chẳng hạn như Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic bao gồm Vision Factors (60 viên/hộp) và Eye Factors Formula (90 viên/hộp). Công dụng chính của nó là giúp bệnh nhân giảm độ loạn và tăng cường thị lực bằng cách làm lành các tế bào nhãn cầu và chống lão hóa mạch máu mắt.
Với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên 100% được nghiên cứu và bào chế tại Mỹ, sản phẩm này đảm bảo mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, mọi người cũng có thể yên tâm về chất lượng và độ an toàn khi sử dụng, cam kết không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân có thể sử dụng Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic ngày 3 lần (buổi sáng và trưa: 1 viên Vision Factors + 1 viên Eye Factors Formula; buổi tối: 1 viên Eye Factors Formula). Chú ý uống trước bữa ăn 30 phút và đúng theo hướng dẫn sử dụng này.
Nếu bệnh nhân bị loạn thị có nhu cầu được chuyên viên của PyLoRa tư vấn chi tiết, vui lòng liên qua Hotline 0909 748 517.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 748 517
Email: info@PyLoRa.com
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Loạn Thị Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTic Từ Mỹ
Nguồn: PyLoTic.com
Bài viết liên quan
Loạn Thị Bẩm Sinh Có Chữa Được Không?
Chia sẻLoạn thị bẩm sinh có chữa được không là một thắc mắc của nhiều [...]
Th9
Người Bệnh Loạn Thị Có Nên Đeo Kính Thường Xuyên?
Chia sẻNhư các tật khúc xạ khác, loạn thị là một trong những bệnh lý [...]
Th7
Mắc Bệnh Loạn Thị Sẽ Không Đi Kèm Các Bệnh Lý Khác Về Mắt?
Chia sẻLoạn thị là một loại tật khúc xạ khá phổ biến. Loạn thị thường [...]
Th7